Cẩm nang Mang thai tuần 35 - sức khỏe mẹ và bé

Chúc mừng mẹ đã đến tuần thai kỳ 35. Cuộc hành trình kỳ diệu của bé, bước ra khỏi tử cung và chào thế giới lại tiến thêm một bước quan trọng, chỉ cần trải qua tuần này nữa là bé sẽ được coi là đủ tháng rồi. Đừng bỏ lỡ cơ hội biết rõ bé đang làm gì và khích lệ bé, mẹ nhé.

Những thay đổi của bé

  • Cân nặng của bé lúc này khoảng từ 2,7 – 2,8 kg và chiều dài cơ thể vào khoảng 50 cm. Bé có thể lên cân thêm đến 0,5 kg ngay trong tuần này đó mẹ. Mẹ có thể nhìn thấy lúc siêu âm, bé cưng của mình đáng yêu thêm bao nhiêu. Tất cả là nhờ lớp mỡ và cơ mút được tích lũy và cứng cáp hơn, làm má bé có vẻ phúng phính hơn.
  • Lớp lông tơ trên người đang mất dần, đồng thời với lớp kem dày màu trắng bao bọc quanh bé (Vernix caseosa) bắt đầu hòa quyện vào nước ối. Sau đó những thứ này sẽ được bé hấp thụ vào thành phân su và thải ra trong lần bài tiết đầu tiên của bé.
  • Ở thời điểm này, bé cần được định vị đúng với tư thế đầu quay xuống hướng về phía cổ tử cung và âm đạo. Đến 97% trẻ sơ sinh đạt được tư thế này trong tuần thai kỳ 35, tuy nhiên vẫn có những bé nằm ở tư thế sinh ngược, nghĩa là tư thế mà mông hoặc chân sẽ được ra ngoài đầu tiên. Nếu bé vẫn ở tư thế này, mẹ có tỷ lệ cao là phải sinh mổ. Vì thế, mẹ được khuyên là đi khám đều đặn mỗi tuần trong những tuần cuối của thai kỳ để phát hiện sớm. Bác sĩ có thể giúp mẹ bằng cách thực hiện các thao tác lên bên ngoài bụng nhằm xoay thai. Thao tác này thường có tỷ lệ thành công khoảng 65%.
  • Không gian chật chội hơn nên bé không còn xoay trở nhiều nhưng thỉnh thoảng bé sẽ huých một cái để nhắc mẹ đổi tư thế cho bé có thể lựa tư thế dễ chịu hơn.

 


Thay đổi của mẹ



Trải qua tuần thai kỳ 35 là bé sẽ được coi là đủ tháng

 

 

 

  • Cảm giác rõ ràng nhất đối với mẹ lúc này là lưng đau, xương chậu thì cứ như sắp hỏng đến nơi rồi ấy, cứ kêu răng rắc.
  • Bàng quang bị áp lực từ bé nên mẹ phải đi vệ sinh với tần suất nhiều hơn và thỉnh thoảng mẹ sẽ phải giật thót vì cảm giác “điện giật” bất ngờ ở bàng quang, cảm giác là không xong rồi, mẹ sắp đi ra quần tới nơi. Nhưng lại một lần nữa mẹ được khuyên là đừng lo lắng, cái này là hiện tượng tự nhiên thôi. Nếu mẹ không có dấu hiệu bị viêm đường tiểu thì mọi chuyện vẫn đang đi đúng theo trình tự của nó, nghĩa là vẫn ổn đó mẹ.
  • Một dấu hiệu của chuyển dạ đang hình thành, là dịch âm đạo ra nhiều hơn. Nếu không có hiện tượng dịch ra quá nhiều, có mùi hôi bất thường và gây ngứa ngáy thì mẹ hãy cứ yên tâm vì đây là khởi đầu của quá trình giảm chất nhầy cổ tử cung của mẹ. Ống chất nhầy này là tập hợp các niêm mạc tử cung dày, được chặn ở cổ tử cung trong thai nhằm bảo vệ tử cung trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Trước khi dạ con bắt đầu cơ thắt, nút màng nhầy cổ từ cung bung ra và thoát ra qua đường âm đạo. Mẹ có thể mang băng vệ sinh để không phải thường xuyên cảm thấy chột dạ và khó chịu.



Lời khuyên dành cho mẹ

 

 

 

 

  • Mẹ có thể háo hức chờ mong và có những giấc mơ về em bé hoặc bắt đầu thời kỳ lo lắng rất nhiều, sợ hãi trước những biến cố mà mẹ tưởng tượng rằng có thể xảy ra. Nhưng điều nên làm lúc này là chia sẻ với người thân, bạn bè về cảm xúc đó, đừng tự gây áp lực lên chính mình để rồi có những cơn nóng giận vô cớ nữa. Bé cưng rồi sẽ ổn thôi, tuần nào mẹ cũng đi khám thai và theo dõi bé rất kỹ mà, đúng không nè.
  • Thư giãn và đọc tài liệu về việc sinh con, điều này giúp mẹ bình tĩnh và chủ động hơn. Cảm giác mình đã hiểu rõ và biết chính xác đang làm gì sẽ giúp mẹ bình tĩnh, tự tin hơn đấy.
  • Trong thời gian này, mẹ nên dừng làm việc lại và lên kế hoạch cho việc đặt tên cho bé hoặc mang đồ gì khi đi viện chẳng hạn. Mẹ có thể gói ghém sẵn các thứ như: vật dụng vệ sinh cá nhân, quần áo cho mẹ và bé, tả lót, thẻ bảo hiểm và danh sách những người thân cần liên lạc. Mang đồ ít và gọn thôi mẹ nhé, vì thông thường mẹ và bé chỉ phải ở viện khoảng 3 ngày thôi.
  • Bổ sung đầy đủ canxi cho mẹ và bé. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại sữa như Dielac Mama được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gồm DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp, chất xơ hòa tan – phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu Canxi. Đồng thời oligofructoso còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón trong trong thời kỳ mang thai.



Mẹ ơi, có thể mẹ mệt mỏi rồi, nhưng những tuần cuối này rất quan trọng cho việc bé chào đời khỏe mạnh và thông minh nên mẹ cố lên mẹ nhé. Rồi sau này hai mẹ con sẽ có những ngày rất vui. Sự hoạt bát và thông minh của bé khi ấy sẽ là món quà đền bù xứng đáng nhất cho mẹ. Tuần thai 35 này rồi sẽ qua, chúc mẹ và bé sẽ gặp nhau khi thời điểm đúng ấy đến.

PGS.TS.BSCC.Trần Đình Toán

Trung tâm Dinh dưỡng VNM

Theo: https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/tuan-35-cua-me-va-thai-nhi

 

 


 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn