Chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai được kiểm tra thông qua 3 giai đoạn. Nếu kết quả trong khoảng 140mg / dL – 150mg/dL thì nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ vô cùng cao.
Chỉ số đường huyết ở bà bầu bao nhiêu là bình thường?
Lượng đường trong máu bình thường của một phụ nữ mang thai là rất quan trọng. Do rối loạn dung nạp Glucose mà phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hiện nay, cứ 7 trường hợp thì có 1 trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Như vậy, chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn đối với phụ nữ mang thai là bao nhiêu?
Cùng mình đọc bài viết này nhé.
Định nghĩa của chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết thường được viết tắt là GI - Trong tiếng anh gọi là Glycemic Index.
Đây là chỉ số biểu hiện mức đường huyết, được đo bằng đơn vị (miligam trên decilit) hoặc (milimol trên lít). Chỉ số đường huyết của bà bầu sẽ cho kết quả khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong một ngày. Vì vậy, cần đo trước khi ăn, sau khi ăn và khi đói để so sánh và có được kết quả chính xác nhất.
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
- Phụ nữ có dấu hiệu thừa cân và béo phì: Tình trạng này làm cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn người bình thường, vì chỉ số đường huyết cũng tăng cao.
- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2.
- Lần sinh trước con nặng ≥ 4.000g.
- Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai lần trước và glucose niệu dương tính.
- Phụ nữ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ càng tăng, đặc biệt là nếu chị em mang thai sau 35 tuổi.
- Đã từng sảy thai nhiều lần, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sinh non, thai nhi bị dị tật bẩm sinh…
- Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao bị tiểu đường nếu mang thai.
Chỉ số đường huyết bình thường ở phụ nữ mang thai
Có thể đo chỉ số đường huyết hoặc lượng đường trong máu của phụ nữ mang thai thông qua việc xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai, hay còn gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.
Để cho ra được kết quả chính xác 100% thì thai phụ nên nhịn ăn từ 8 - 12 tiếng trước khi đến làm xét nghiệm. Và sau đó, bác sĩ sẽ lấy máu lần đầu tiên để đo chỉ số đường huyết lúc đói. Sau đó, lấy máu sau 1-2h.
Như vậy thì chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai bình thường là bao nhiêu? Có 2 trường hợp cần lưu ý như sau:
- Đường huyết lúc đói: ≥ 150mg / dL.
- Đường huyết sau 2 giờ: ≥ 140mg / dL.
Chốt lại, chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu nằm trong những khoảng sau:
Bảng chỉ số đường huyết
- Lúc đói: < 92 mg/dL (5,1 mmol / L)
- 1 giờ sau khi ăn: >180mg/dL (10,0 mmol / L)
- 2 giờ sau khi ăn: >153mg/dL (8,5 mmol / L)
Một phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thì nên duy trì lượng đường trong máu ở mức:
- Đường huyết lúc đói: dưới 95 mg / dL (5,3 mmol / L)
- Đường huyết 1 giờ sau khi ăn:> 140 mg / dL (7,8 mmol / L)
- Đường huyết 2 giờ sau khi ăn:> 120 mg / dL (6.7mmol / L
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị. Và thật không may khi có nhiều phụ nữ mang thai gặp phải căn bệnh này. Và nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ dễ dàng hơn trong việc chữa trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu.
Vì vậy, bà bầu cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh, đặc biệt là giai đoạn thai kỳ.
________________________________________________________
Các bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp