Chỉ số đường huyết bao nhiêu là ổn định để không mắc bệnh tiểu đường?

Chỉ số đường huyết là gì? Các chỉ số đó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn, đặc biệt, nếu không quan tâm đến chỉ số này bạn rất dễ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Như vậy, chỉ số đường huyết dao động ở mức bao nhiêu là ổn định? Và làm sao để duy trì nó ở mức an toàn?

Chỉ số đường huyết quyết định sức khỏe

Thay vì ngồi đó lo lắng về các chỉ số trong cơ thể mình có ổn định hay không thì bạn nên tìm hiểu về nó để có thêm kiến thức nhằm bảo vệ sức khỏe cho mình và của cả người thân. Và để trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến đường huyết, đến bệnh tiểu đường thì mời bạn đọc kĩ bài viết này nhé.

Người bình thường có chỉ số đường huyết bao nhiêu?

Lượng đường huyết được xem là bình thường và được coi là an toàn khi đạt mức 70mg và mức đường huyết lớn hơn 181. Chỉ số đường huyết sẽ thay đổi dần dần vào những thời điểm như: trước khi ăn, sau ăn và ngoài ra còn phụ thuộc vào những thực phẩm mà bạn dung nạp vào cơ thể, cụ thể:

  • Chỉ số đường huyết ổn định trước khi ăn: 90 - 130 mg/dL.
  • Chỉ số sau khi ăn từ 1 - 2 giờ: <80 mg/dL.
  • Chỉ số đường huyết lúc ngủ dao động từ 110 - 150 mg/dL.


Ngoài ra, còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, độ tuổi cũng như bệnh lý mà họ đang gặp phải... chỉ số sẽ có những thông số khác nhau, nhưng sẽ không chênh lệch quá lớn. Đọc kết quả khi xét nghiệm đường huyết như sau:

 

 

  • <70 mg/dL được xem là hạ đường huyết.
  • Từ 70 - 130 mg/dL được xem là mức ổn định
  • 130 - 180 mg/dL vẫn là chỉ số ở mức chấp nhận được.
  • >180 mg/dL: Chỉ số này khá cao, cho thấy đường huyết áp của bạn đang rất cao. Nguyên nhân có thể là do insulin của tuyến tụy tiết ra bị hạn chế.


Các cách kiểm soát chỉ số tiểu đường

Việc ăn uống để kiểm soát chỉ số tiểu đường không hề khó khăn như mọi người hay nghĩ. Người bệnh tiểu đường có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để duy trì được lượng đường huyết ổn định và ở vùng an toàn.

Chế độ ăn uống phải có chọn lọc

Vấn đề về ăn uống luôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Các thực phẩm mà bạn cần bổ sung: yến mạch, các loại quả có múi, đậu đen, rau xanh, chất béo lành mạnh từ dầu quả oliu, dầu hướng dương… với hàm lượng chất xơ dồi dào và các vi chất có lợi sẽ giúp cơ thể bạn có chỉ số đường huyết ở mức ổn định.

Chế độ ăn uống khoa học

Ngược lại, người bệnh tiểu đường nên tránh ăn các loại thực phẩm như: mứt, bánh kẹo, đường, nước ngọt có ga, cơm trắng… Vì những loại thực phẩm này chứa khá nhiều tinh bột và chất ngọt, nếu tiêu thụ nhiều sẽ dẫn bệnh càng nặng hơn.

Ngoài ra, nếu được thì người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ khẩu phần ăn của mình từ 4-6 lần mỗi ngày.

Tập thể dục thể thao điều đặn

Tập thể dục tốt cho sức khỏe

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 5 lần/tuần, điều này giúp bạn giảm lượng đường huyết trong cơ thể đáng kể. Việc tập luyện thể dục thể thao không những nâng cao sức khỏe mà còn mang lại lợi ích lâu dài đó là làm giảm kháng insulin. Insulin là một trong top những nguyên nhân khiến chỉ số của người bệnh tiểu đường tuýp 2 khó kiểm soát.

Nhận biết chỉ số tiểu đường của người bị tiểu đường nằm trong vùng an toàn sẽ giúp người bệnh đặt ra mục tiêu để kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Khi duy trì được chỉ số đường huyết ở vùng an toàn sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Như vậy, chỉ số đường huyết là một thông số để đánh giá, tầm soát, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Việc nhận biết các chỉ số này thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về xét nghiệm và chẩn đoán đái tháo đường. Đồng thời, việc xây dựng một chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để duy trì chỉ số đường huyết ổn định là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
________________________________________________________

Những bài viết liên quan

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn