Tăng Huyết Áp: Triệu Chứng, Cơ Chế, Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính của hệ tim – mạch. Đây là nguyên nhân của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,… Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng”.
Vậy bệnh Tăng huyết áp là gì, cơ chế bệnh như thế nào? Nguyên nhân và đối tượng nào có nguy cơ bị cao nhất. Xin hãy xem bài viết bên dưới để hiểu thêm về bệnh huyết áp cao ngay nhé!
Kiểm tra huyết áp là cách đơn giản nhất phát hiện Tăng huyết áp
1. Tăng huyết áp là gì?
Đừng bỏ qua về : hba1c , huyết áp người già , nguyên nhân tiểu đường thai kỳ , nhịp tim là gì , phối hợp thuốc huyết áp
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch.
Khi đo huyết áp sẽ có hai chỉ số: chỉ số hiển thị phía trên được gọi là huyết áp tâm thu, hay huyết áp trên. Chỉ số phía dưới được gọi là huyết áp tâm trương, hay huyết áp dưới.
Bệnh tăng huyết áp là gì?
Có nhiều định nghĩa về Tăng huyết áp. Theo JNC 8, đề nghị khái niệm huyết áp mục tiêu, tức là huyết áp chấp nhận được, tùy vào độ tuổi và các bệnh lý đi kèm. (JNC là Uỷ ban Quốc gia Hoa kỳ Joint National Committee, JNC 8 là bản khuyến nghị được đưa ra năm 2014, là cập nhật mới nhất hiện tại).
Cụ thể, theo JNC 8:
- Với người từ 60 tuổi trở lên, huyết áp tâm thu ≤150mmHg, huyết áp tâm trương <90mmHg
- Với người nhỏ 60 tuổi, huyết áp tâm thu ≤140mmHg, huyết áp tâm trương <90mmHg
- Với người trên 18 tuổi kèm bệnh thận mạn, huyết áp tâm thu ≤140mmHg, huyết áp tâm trương <90mmHg
- Với người trên 18 tuổi kèm bệnh Đái tháo đường, huyết áp tâm thu ≤140mmHg, huyết áp tâm trương <90mmHg
Những người thuộc các nhóm trên với huyết áp cao hơn, cần ổn định và đưa về huyết áp mục tiêu. [1]
Tham khảo thêm bài viết chuyên biệt về : cơn đau thắt ngực điển hình , các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 , chỉ số đường huyết , huyết áp bao nhiêu là bình thường , cách thử tiểu đường tại nhà
Những người có huyết áp cao, cần ổn định và đưa về huyết áp mục tiêu
2. Các dạng Tăng huyết áp
Tùy vào nguyên nhân, có hai dạng tăng huyết áp
Tăng huyết áp nguyên phát (hay Tăng huyết áp vô căn):
Chiếm gần 90% trường hợp bị Tăng huyết áp.
Hầu hết các trường hợp này không có nguyên nhân cụ thể mà do sự kết hợp của nhiều hệ thống bệnh lý phức tạp. Cơ chế của Tăng huyết áp nguyên phát sẽ được trình bày bên dưới.
Tăng huyết áp thứ phát:
Đây là các trường hợp Tăng huyết áp có nguyên nhân rõ ràng. Một trong số chúng có thể điều trị được và sau khi điều trị xong, huyết áp bệnh nhân sẽ dần về bình thường.
Các nguyên nhân thường gặp:
- Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do mắc phải thận đa năng, ứ nước bể thận, u thận làm tiết rénin, hẹp động mạch thận…
- Nội tiết: Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng Conn, u sản xuất quá thừa các Corticosteroid khác (Corticosterone, desoxycortisone), sai lạc trong sinh tổng hợp Corticosteroid.
- Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận (Pheochromocytome).[1]
Tham khảo thêm bài viết thú vị về : huyết áp tâm thu , chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương , huyết áp tâm trương , cơn đau thắt ngực không ổn định , đau thắt ngực không ổn định
3. Cơ chế Tăng huyết áp
Có nhiều cơ chế gây Tăng huyết áp. Đó là các biến đổi về huyết động, thần kinh và dịch thể gây nên Tăng huyết áp nguyên phát.
Biến đổi về huyết động:
Tăng huyết áp do tăng tần số tim và lưu lượng tim. Tần số tim tăng, lưu lượng tim tăng dần, thời kỳ đầu có hiện tượng co mạch để phân bổ lại máu lưu thông từ ngoại vi về tim phổi do đó sức cản mạch máu cũng tăng dần.
Trong các biến đổi về huyết động, hệ thống động mạch thường bị tổn thương sớm so với toàn bộ hệ mạch máu. Không chỉ có các tiểu động mạch bị biến đổi co mạch mà các mạch máu lớn cũng có vai trò về huyết động học trong tăng huyết áp. Sự giảm thông số độ dãn động mạch cho thấy độ cứng của các động mạch lớn, là diễn biến của tăng huyết áp lên các động mạch và về lâu dài sẽ làm tăng công tim dẫn đến phì đại thất trái. [2]
Biến đổi về thần kinh:
Ở thời kỳ đầu ảnh hưởng của hệ giao cảm biểu hiện ở sự tăng tần số tim và sự tăng lưu lượng tim. Hệ thần kinh tự động giao cảm được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương hành não-tủy sống và cả hai hệ này liên hệ nhau qua trung gian các thụ cảm áp lực.
Trong Tăng huyết áp các thụ cảm áp lực được điều chỉnh đến mức cao nhất và với ngưỡng nhạy cảm cao nhất.
Các biến đổi về thần kinh cũng gây ra Tăng huyết áp nguyên phát
Biến đổi về dịch thể:
- Hệ Renin-Angiotensine Aldosterone (RAA): Hiện nay đã được chứng minh có vai trò quan trọng do ngoài tác dụng ngoại vi còn có tác dụng trung uơng ở não gây Tăng huyết áp qua các thụ thể angiotensine II.
- Vasopressin (ADH): có vai trò khá rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh Tăng huyết áp có tác dụng trung ương giảm huyết áp (qua trung gian sự tăng tính nhạy cảm thần kinh trung ương đối với phản xạ áp từ xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ) tác dụng ngoại vi co mạch.
- Chất Prostaglandin: tác dụng trung ương làm Tăng huyết áp, tác dụng ngoại vi làm giảm huyết áp.
- Ngoài ra còn có vai trò của hệ Kalli-Krein Kinin (K.K.K) trong bệnh Tăng huyết áp và một số hệ có vai trò chưa rõ như: hệ Angiotensine trong não và các encephaline, hệ cường dopamine biến đổi hoạt động thụ cảm áp lực.
Bạn phải xem về : cơn đau thắt ngực ổn định , chỉ số tiểu đường , chỉ số xét nghiệm tiểu đường , chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường , nhịp tim và huyết áp
*Cơ chế sinh bệnh của Tăng huyết áp thứ phát: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh. [2]
4. Triệu chứng Tăng huyết áp
Đối với bệnh nhân
- Đa số bệnh nhân Tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh hoặc bệnh nhân đột ngột nhập viện vì một biến chứng của Tăng huyết áp.
- Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp.
- Các triệu chứng khác có thể gặp là hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt… Không đặc hiệu.
- Bệnh nhân có thể kèm theo đau tức vùng ngực, chóng mặt, đau đầu… cũng không thật đặc hiệu.
- Khi có tổn thương thận do tăng huyết áp, có thể xuất hiện thiểu niệu, tiểu ra máu,…
- Một số triệu chứng khác của tăng huyết áp tùy vào nguyên nhân tăng huyết áp hoặc biến chứng tăng huyết áp. [2]
Bệnh nhân Tăng huyết áp thường có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu
Khi bệnh nhân đi khám bác sĩ
- Bệnh nhân có thể có những triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ, tình cờ phát hiện Tăng huyết áp, hoặc nhập viện do biến chứng Tăng huyết áp. Hoặc đơn giản là bệnh nhân đi khám định kì sức khỏe, được phát hiện tình cờ có huyết áp tăng.
- Đo huyết áp: Là động tác quan trọng, cần bảo đảm một số quy định. Đo huyết áp là thủ thuật đơn giản và hiệu quả có thể xác định bạn có Tăng huyết áp hay không.
- Phải đo huyết áp nhiều lần. Đo huyết áp cả chi trên và chi dưới, cả tư thế nằm và đứng. Thông thường chọn huyết áp tay trái làm chuẩn.
- Khi bạn được xác định có Tăng huyết áp, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn đề các liệu trình điều trị tiếp theo. [2]
Vậy những yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn đến Tăng huyết áp? Hãy theo dõi video ngắn dưới đây để có thể phòng ngừa bệnh lý mãn tính này cho bản thân và cả gia đình nhé!
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Tăng huyết áp
Có một số yếu tố nguy cơ của bệnh Tăng huyết áp (THA):
Đối tượng có nguy cơ không thể thay đổi
- Độ Tuổi: tuổi càng lớn thì tỷ lệ tăng huyết áp càng cao.
- Giới tính: Nam có tỷ lệ mắc cao hơn nữ, tuy nhiên sau 70 tuổi thì nam lẫn nữ đều có tỷ lệ mắc ngang nhau
- Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ bị Huyết áp cao hơn.
- Tiền sử gia đình có người bệnh Tăng huyết áp: Gia đình có cha hoặc mẹ bị Tăng huyết áp thì bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp.
Đối tượng có nguy cơ có thể kiểm soát
- Mất kiểm soát cân nặng (thừa cân, béo phì)
- Lười vận động, không tập thể dục
- Thói quen ăn mặn(> 5mg muối/ ngày)
- Chế độ ăn không lành mạnh (thiếu chất xơ, ăn ít trái cây, quá nhiều chất béo…)
- Hút thuốc lá, thuốc lào, chất kích thích (Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây huyết áp cao)
- Uống nhiều thực phẩm có cồn( Rượu, bia…)
- Stress, trầm cảo kéo dài (căng thẳng, lo âu)
- Sử dụng thuốc kéo trong thời gian dài(thuốc tránh thai, corticoid…)
- Rối loạn lipid máu (gây xơ vữa động mạch, làm cho động mạch kém đàn hồi dẫn đến bị Tăng huyết áp)
- Đái tháo đường (nguy cơ mắc bệnh về đái tháo đường có tỷ lệ bị huyết áp tăng cao gấp đôi người bình thường)
Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, nếu không khống chế và kiểm soát tốt có thể gây những tai biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của bạn. Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh và có thái độ đúng với mức nguy hiểm của bệnh. Từ đó tuân thủ việc điều trị để kéo dài thời gian sống, tăng sức khỏe và có nhiều thời gian hơn cho những người mình yêu quý.
Nguồn tham khảo:
- Guildline JNC 8
- Guildline của ESH/ESC 2018 (Hội tim mạch Châu Âu)
Nguồn bài viết: ngaydautien.vn
Xem thêm tại: Hóng Biến Az