HBA1C va chi so duong huyet anh huong the nao den nguoi bi tieu duong, tieu duong thai ky?

HBA1C và chỉ số đường huyết ảnh hưởng thế nào đến người bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ?

Chỉ số HbA1c ở người bị bệnh đái tháo đường là gì?

Trong hồng cầu có 3 loại Hb, đó là HbA1, HbA2 và HbF, trong đó HbA1 là thành phần chính chiếm hơn 97% hồng cầu, tiếp đó đến HbA2 chiếm dưới 3%, còn HbF chỉ tồn tại ở bào thai. (chính vì thế bạn cũng cần chú ý đến việc tác động của tiểu đường thai kỳ hoặc các cách điều trị tiểu đường thai kỳ nếu phát hiện có triệu chứng đái tháo đường. Bạn có thể áp dụng các cách thử tiểu đường tại nhà để tìm nguyên nhân tiểu đường thai kỳ trước khi đến các trung tâm uy tín để khám chuyên sâu.)

HbA1 gồm có HbA1a, HbA1b và HbA1c. Trong đó, HbA1c chính là sự kết hợp của hemoglobin và đường glucose, nó cũng có thể hiểu là một loại hemoglobin đặc biệt. HbA1c chiếm 80% trong hồng cầu.

Chỉ số đường huyết trong máu

Xét nghiệm đường huyết giúp đo lượng glucose trong máu của bạn tại thời điểm đó. Glucose là một loại đường, là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi quá nhiều hoặc quá ít glucose trong máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. [2]

Mức đường huyết cao có thể là dấu hiệu của bệnh Đái tháo đường – bệnh lý có nguy cơ gây ra bệnh tim, mù lòa, suy thận và các biến chứng khác. Dựa vào chỉ số đường huyết, người bệnh có thể chủ động kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình.

Từ đó có biện pháp kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. [2]



Chỉ số đường huyết giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh Đái tháo đường

Dưới đây là chỉ số đường huyết theo mức khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

Trước bữa ăn

  • Người trưởng thành, không mang thai: 4.4 – 7.2 mmol/L (xấp xỉ 80 – 130 mg/dL)
  • Phụ nữ mang thai: ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng (hoặc ≤ 95 mg/dL)[3]


1 – 2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn

  • Người trưởng thành, không mang thai: ít hơn 10 mmol/L (hoặc ít hơn 180 mg/dL)
  • Phụ nữ mang thai: 1 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn ≤ 7.8 mmol/L (hoặc ≤ 140 mg/dL). Và 2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn ≤ 6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120 mg/dL) [3]


Sai lầm của bệnh nhân tiểu đường thường mắc trong ngày tết

Mùa xuân là mùa của sum họp và hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, người Việt trên khắp mọi miền đất nước, ai cũng muốn tìm về với những người thân yêu để tận hưởng những khoảnh khắc bình yên nhất.

Thế nhưng với những bệnh nhân bị ĐTĐ, nỗi lo lắng đường huyết tăng cao khiến cho những khoảng thời gian thiêng liêng ấy không được trọn vẹn. Bởi năm nào trong và sau Tết, tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ nhập viện cũng tăng đột biến.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do những sai lầm người ĐTĐ mắc phải trong dịp Tết. Vậy những sai lầm đó là gì?

Trong những ngày Tết, thói quen luyện tập và vận động không được duy trì, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, lượng rượu bia tăng đột biến, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, dẫn đến tình trạng sức khỏe bị giảm sút.

Nhiều bệnh nhân ĐTĐ ở ngày thường kiểm soát đường huyết rất tốt nhờ lối sống hợp lý, tuy nhiên trong những ngày Tết lại có xu hướng buông lỏng hơn, ăn nhiều hơn, và đáng lo ngại là các món ăn trong những ngày Tết lại có quá nhiều chất bột đường và chất béo, dễ làm tăng đường và mỡ máu nhanh chóng.

Ngược lại, rất nhiều người lo sợ đường huyết tăng cao nên kiêng khem triệt để, không dám ăn uống gì liên quan đến tinh bột và đường, điều này là hết sức sai lầm và khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết và suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải chú ý đến những ảnh hưởng của đái tháo đường đối với tăng huyết áp và hiểu thêm về nhịp tim là gì để có thể giữ cho mình một cơ thể khỏe khoắn trong dịp tết nguyên đán sắp tới.

Nguồn bài viết:


Tham khảo thêm chủ đề chuyên biệt về :

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn