Be so sinh di ngoai co bot phai lam sao?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt phải làm sao?

Khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, bé sơ sinh thường đi ngoài phần sệt dù được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa ngoài. Vậy bé đi ngoài bình thường là như thế nào? Làm sao để chữa cho bé bị tiêu chảy? Mẹ có thể áp dụng ngay mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian tại nhà hiệu quả. Tất cả những câu giải đáp này sẽ có trong bài viết dưới đây của Vinamilk, mời mẹ cùng tham khảo nhé!

Xem thêm bài viết khác:

Bé sơ sinh đi ngoài bình thường là như thế nào?

Không có số liệu chính xác về số lần đi ngoài ở các bé sơ sinh do mỗi bé sẽ mỗi khác nhau phụ thuộc vào việc bé đang bú sữa bình hay bú mẹ, Bên cạnh đó còn tùy vào khả năng hấp thụ dưỡng chất của bé.

Thông thường, trong 6-12 giờ sau khi sinh, bé sẽ đi Song song phân su – loại phân su không mùi, màu xanh đậm. Hiện tượng này có thể kéo dài 2-3 ngày sau khi sinh. Sau đó, khi bé bú sữa mẹ, phân của bé sẽ chuyển sang trạng thái bình thường.

Với các bé bú sữa mẹ, mỗi ngày, bé sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần, phân của bé thường mềm hoặc lỏng và có ít hạt trắng, cũng thường có màu vàng hoặc màu cam nhưng thỉnh thoảng có màu xanh lục nhạt. Tuy nhiên, nếu bé 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng mẹ quan sát thấy phân vẫn vàng, mềm nhuyễn, có khi lẫn chút nước thì không cần phải lo lắng, bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân tốt. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi ngoài ngay trong lúc được mẹ cho bú.

Với các bé bú sữa công thức, số lần bé đi ngoài thường ít hơn các bé bú sữa mẹ, khoảng 1 – 3 lần/ ngày phụ thuộc loại sữa bé uống. Phân của bé bú sữa ngoài thường mềm, màu sắc tùy vào loại sữa của bé mà có thể chuyển đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu.

Các dấu hiệu bé tiêu hóa bất thường mà mẹ cần chú ý

Dưới đây là vài nhận biết các loại bệnh tiêu hóa thông thường từ phân của bé mà mẹ cần tham khảo để có cách chữa trị kịp thời cho bé:

  • Táo bón: Nếu nhận thấy đã 3 ngày mà bé chưa đi đại tiện hoặc phân bé nhỏ, khô hoặc lớn, cứng khiến bé khóc, khó chịu khi đi ngoài, rất có thể bé yêu của mẹ đã bị táo bón. Nếu bé có thêm các cách nhận biết như quấy khóc, vặn mình, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Bên cạnh đó mẹ cũng nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, lưu ý mẹ phải ăn đầy đủ chất xơ, hạn chế dầu mỡ và các đồ cay nóng, trà, cà phê, nước có ga và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón cho bé.
  • Phân màu xanh lá: Mặc dù cũng có khi phân bé có màu xanh lá nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm trùng, hoặc là báo hiệu cho mẹ biết bé không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Để tránh hiện tượng này, mẹ cần đảm bảo bé bú đủ một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.
  • Phân nhạt màu: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da. Trong trường hợp này, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Tiêu chảy: Bé tiêu chảy sẽ có dấu hiệu là phân của bé rất lỏng, nhiều nước và số lần đại tiện cũng diễn ra nhiều hơn. Những dấu hiệu tiêu chảy khác mà mẹ cần biết là: phân của bé có bọt, tóe nước, có nhầy hoặc máu hay có mùi tanh. Tiêu chảy có thể khiến bé bị mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi khi bé bị tiêu chảy kèm một vài các dấu hiệu sau:
  • Sốt.
  • Nôn hơn 12 tiếng.
  • Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích,…)
  • Phân có máu hoặc nhầy hoặc có màu đen.
  • Phân có mùi thối tanh hoặc giống có mỡ.
  • Tiêu chảy nặng hơn trong vòng 48 giờ.
  • Bé 3 tháng tuổi


Tiêu chảy có thể khiến bé bị mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị tiêu chảy, nhưng những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là:

  • Nhiễm khuẩn: bé sơ sinh bị tiêu chảy đa phần là do nhiễm rotavirus – loại virus chính gây tình trạng tiêu chảy nặng, có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế, những nơi mà bé có thể chạm vào,… không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn cả tính mạng của bé.
  • Dị ứng với sữa mẹ: phần đông bé sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do bị dị ứng với với một vài thành phần có trong sữa mẹ do chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp. Do đó, khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên thẩm tra chế độ ăn của mình, nên loại bỏ ngay những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: Đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành, thức ăn đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại, những món đặc sản không rõ nguồn gốc, cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc, các món cay nóng, thức uống có gas…
  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn lại đổi ngột chuyển sang bú sữa công thức có thể khiến bé bị tiêu chảy. Song song, khi mới ăn dặm, bé cũng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên chưa quen với những thực phẩm mới.
  • Do bé bị rối loạn tiêu hóa, ruột kém hấp thu dưỡng chất.

Tiêu chảy là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm cơ thể bé mất nhiều nước và điện giải. Bé có thể bị mất nước rất nhanh trong 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy. Trường hợp bé bị tiêu chảy nặng bị mất nước nghiêm trọng, mẹ cần cho bé nhập viện để được can thiệp kipk thời.

Khi bé bị tiêu chảy, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, Đồng thời cho bé uống thêm dịch bồi phụ nước điện giải (Oresol). Ngoài ra, nếu bé đã ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dạng bột giống như chuối, táo, và ngũ cốc cho đến khi bé không còn tiêu chảy. Các mẹ đang cho con bú nên tránh các thức ăn có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy. Chế độ ăn dặm của bé khi bị tiêu chảy nên tránh những thực phẩm có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn như:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa bò, phô mai
  • Đồ ngọt như bánh, soda, thức uống có ga.

Mặt khác, tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây. Vì vậy, mẹ nên rửa tay với nước ấm và xà phòng mỗi khi thay tã cho bé, cất tã mới ở chỗ sạch và không bị nhiễm bẩn để phòng tránh sự lây nhiễm. Mẹ cũng nên giữ bé ở nhà để chăm sóc cho đến khi bé hết tiêu chảy.

3 cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian

Dưới đây là 3 cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể chủ động làm tại nhà để trị cho bé:

  • Khi bé bị tiêu chảy liên tục, mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước, sau đó thêm chút muối vào cho bé uống cũng có tác dụng cầm tiêu chảy rất nhanh.
  • Gạo lứt rang: Mẹ mua gạo lứt, lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ rồi cho bé dùng dần.
  • Chuối tiêu xanh: Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt.

Ngoài những cách trên đây, khi bé bị đi ngoài, mẹ nên tăng cường cho con bú sữa mẹ giúp con yêu tăng sức đề kháng, sớm phục hồi. Mẹ cần bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa; tránh những thực phẩm dễ gây kéo dài tình trạng tiêu chảy của bé. Chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn bé sơ sinh bị tiêu chảy nên tuân theo chế độ hợp lý, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất và an toàn thực phẩm. tuy nhiên cần những món ăn ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa. Chất xơ tiêu hóa có trong thực phẩm giúp phân của bé đặc hơn. Đặc biệt, chuối cung cấp cho bé nhiều kali, rất tốt để thay thế chất điện giải, rất quan trọng trong việc duy trì chức năng tế bào, bù đắp chất điện giải mất đi do tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày trà hoa cúc và sữa chua giàu probiotic.



Mẹ ăn táo có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng tiêu chảy

Như vậy, sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho bé sơ sinh khi bị tiêu chảy. Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài. Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp được nêu ở bảng này thì mẹ tham khảo thêm câu giải đáp của bác sĩ trung tâm dưỡng Vinamilk như sau:

Khi bé được chỉ định dùng sữa ngoài, mẹ có thể cho bé dùng sữa Optimum Gold. Với công thức dễ tiêu hóa, đạm whey giàu alpha-lactalbumin cung cấp thành phần cung cấp lượng axit amin thiết yếu cao, cân đối cùng tỉ lệ đạm whey: casein phù hợp (60:40) giúp hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của bé. Chất xơ tiêu hóa hòa tan FOS và hệ men vi sinh trong Optimum Gold giúp tăng cường vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, giúp nhuận tràng và tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất thiết yếu.

Ngoài những cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh trên đây, mẹ cần chủ động phòng ngừa tiêu chảy cho bé bằng cách: đảm bảo nguồn nước sạch, chế độ ăn dặm hợp vệ sinh cho bé; Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng ốc, đồ chơi hoặc những đồ dùng khác của bé; Chủ động phòng bệnh tiêu chảy do virut Rota bằng cách cho trẻ uống vắc-xin. Chúc mẹ thành công trong việc đẩy lùi tiêu chảy cho bé và bé yêu của mẹ sớm khỏe mạnh nhé!

Qua các thông tin trên, Vinamilk hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về mẹo dân gian chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt. Đừng quên ghé thăm website: https://www.vinamilk.com.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Nguồn bài viếthttp://quybareview.com

Xem thêm bài viết khác:

----Dịch vụ SEO Tổng Thể UAE Media-----
UAE DIGITAL MARKETING AGENCY
- Dịch Vụ Mang Đến Sự Hài Lòng

- Địa chỉ: 58/234 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Website: www.uae.com.vn
- Email: [email]touch@uae.vn[/email]
 - Hotline kinh doanh: 0334 07 2727

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn