Me bau và những thay đổi của thai 33 tuần
Những tháng có thai cuối cùng đã đến rất gần. Đến tuần này, bé con đã nặng 2,1kg và dài khoảng 46cm. Hệ thần kinh trung ương và phổi tiếp tục phát triển chuẩn bị cho ngày chào đời. Kể cả được sinh vào tuần này, bé cũng có thể sống khỏe mà không cần hỗ trợ của thiết bị y tế nên mẹ có thể yên tâm rồi nhé. Cùng xem thai 33 tuần của mẹ và bé sẽ có những điều đặc biệt gì diễn ra ngay trong bài viết dưới đây của Vinamilk nhé.
Những thay đổi của bé
- Bé đã to gần bằng bằng một trái sầu riêng, nặng từ 2,1 – 2,2kg và sẽ còn tăng khoảng 450gr trong tuần này và dài gần 46 cm. Năng lượng giờ đây sẽ được tập trung để tăng cân nặng nên chiều dài bé chỉ còn tăng vài cm.
- Bé tiếp tục tròn trĩnh và mịn màng hơn nhờ lớp mỡ đang đầy lên.
- Phổi đã hoàn thiện.
- Đây là thời kì não bé phát triển rất mạnh. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để bé đủ khả năng hấp thu và phản ứng với các kích thích từ môi trường.
- Em bé đã dài được khoảng 43.7 cm trong tuần này. Năng lượng được dồn để nuôi dài cơ thể giờ đây sẽ lại được tập trung để tăng số cân nặng. Trong vài tuần trước khi sinh, chiều dài em bé sẽ không tăng đáng kể, chỉ vài cen-ti-mét nữa mà thôi.
- Từ giờ, bé sẽ không mấy khi xoay tròn nữa vì tử cung đã chật chội hơn rất nhiều. Nếu vẫn còn nằm ngôi ngược, có thể tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Cái đầu nhỏ xíu kia sẽ không còn thúc vào mạng sườn mẹ mọi lúc nữa. Đây cũng là thư thế thuận lợi nhất để bé chào đời.
Tham khảo thêm:
- Những lầm tưởng của cha mẹ về quá trình hình thành và phát của triển thai nhi
- Thay ngay 3 thức uống sau bằng các loại sữa bầu để thai kỳ khỏe mạnh
Những thay đổi ở mẹ
- Một số phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai nhi(PUPPP). Dấu hiệu là những lằn hay nốt đỏ ngứa ở bụng, bắp đùi và mông. Tuy nhiên, hiện tượng này không gây nguy hiểm. Để an tâm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ.
- Hai đầu vú tiếp tục rỉ sữa non. Ngực trở nên nặng nề hơn và chằng chịt những đường gân xanh. Mặc áo ngực dành cho thai phụ cỡ vừa sẽ giúp mẹ giảm áp lực lên vai và lồng ngực.
- Có thể mẹ sẽ không phân biệt được đang bị tiểu rắt hay rò nước ối. Mùi dịch ối rất đặc trưng và không hề giống với nước tiểu. Nếu nghi ngờ, mẹ hãy nhờ bác sĩ xét nghiệm dịch này để kiểm tra.
- Cảm giác tim mình đập loạn nhịp hoặc đập nhanh hơn trong thời kì này. Điều này là bình thường nhưng nếu mẹ bị đau ngực và khó thở, hãy liên hệ bác sĩ ngay nhé.
- Mẹ nhận ra mình đang nóng ruột và thiếu kiên nhẫn hơn.
- Hơi ủy mị và dễ xuống tinh thần. Những cơn đau nhức khiến mẹ chẳng muốn làm gì cả.
Lời khuyên cho mẹ
- Từ tuần 33, mẹ nên đi khám thai 2 tuần/ lần để theo dõi kịp thời các thay đổi.
- Cần chắc chắn rằng người thân, phương tiện đi lại, tài chính, đồ dùng của mẹ và bé đã luôn sẵn sàng.
- Nếu quyết định nuôi con bằng sữa mẹ, một lớp hướng dẫn cho con bú sẽ giúp mẹ trải qua những khó khăn trong thời điểm đầu khi mới cho bé bú.
- cha mẹ đã có thể chọn lọc các gói sinh nở vào tuần này cũng như đến thăm quan nơi sinh, tìm hiểu quy trình và thủ tục, các phòng ban, nơi gửi xe…
- Nếu mẹ quyết định đẻ thường, hãy tìm hiểu về cách rặn đẻ, các Hướng giải quyết trợ sinh như: kích đẻ, đẻ không đau, gây tê màng cứng…
- Sử dụng các Phương pháp chườm nóng, mát xa để giảm đau và cố gắng ngủ nhiều mỗi ngày, chọn tư thế mẹ thấy thoải mái nhất để có giấc ngủ sâu
- Duy trì thực đơn đa dạng, chia nhỏ bữa ăn, bổ sung canxi (1500mg/ ngày) đều đặn. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại sữa như Optimum Mama để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé cưng. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Song song, Optimum Mama còn chứa chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng thu nạp các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai.
Đến thời gian này, thời kì của mẹ chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn và tự hào về những điều tạo hóa đang làm với cơ thể mẹ để bảo vệ, nuôi dưỡng bảo bối trong bụng. Hãy tận hưởng sự quan tâm chân thành của mọi người về mẹ và bé. Sự quan tâm, thích thú, những ánh mắt tán thưởng và động viên của mọi người sẽ khiến mẹ cảm nhận rõ nét hơn về sự kiện quan trọng mẹ sắp trải qua. Viết lại tất cả những cảm giác này vào nhật ký có bầu mẹ nhé. Đây sẽ là món quà tinh thần vô giá cho cả mẹ và bé vào những năm sau này.
Qua bài viết trên, Vinamilk hy vọng đã giúp bạn cập nhật được nhiều thông tin bổ ích về sự thay đổi của thai 33 tuần. Hãy ghé thăm website của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé.
PGS.TS.BSCC.Trần Đình Toán
Trung tâm Dinh dưỡng VNM
Nguồn bài viết: vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/tuan-33-cua-me-va-thai-nhi/
Xem thêm tại đây:
- Bà bầu có nên uống sữa bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ?
- Bà bầu nên uống sữa nào để tốt cho cả mẹ và thai nhi?
----Dịch vụ SEO Tổng Thể UAE Media-----
UAE DIGITAL MARKETING AGENCY
- Dịch Vụ Mang Đến Sự Hài Lòng
- Địa chỉ: 58/234 Âu Cơ, p9, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
- Website: www.uae.com.vn
- Email: touch@uae.vn
- Hotline kinh doanh: 0334 07 2727