HbA1c là một trong những chỉ số rất quan trọng đối với bệnh nhân Đái tháo đường. Bởi đây là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán, quản lý bệnh, có kế hoạch điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và đúng được tầm quan trọng của HbA1c và các chỉ số quan trọng khác trong bệnh Đái tháo đường.
>> 7 thắc mắc thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường Type 1
>> Nhận biết các loại thuốc điều trị Tiểu Đường tuýp 2
HbA1c và các chỉ số của bệnh Đái tháo đường bạn nên biết
Dưới đây bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về HbA1c và 3 chỉ số quan trọng trong bệnh Đái tháo đường nhé!
1. Chỉ số HbA1c
Chỉ số HbA1c dùng để thể hiện lượng hemoglobin liên kết với glucose. Khi đo HbA1c, bác sĩ có thể có được bức tranh tổng thể về mức đường huyết trung bình của bạn trong khoảng thời gian vài tuần hoặc tháng.[1]
Đối với người bệnh Đái tháo đường (tiểu đường), chỉ số HbA1c rất quan trọng vì khi con số này càng cao, nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến bệnh càng lớn. [1]
Giá trị chẩn đoán của chỉ số HbA1c:
- Thấp hơn 5.7%: Mức glucose huyết bình thường
- 5.7% – 6.4%: Tiền đái tháo đường
- 6.5% hoặc cao hơn: Đái tháo đường
Khi cơ thể tiêu thụ đường, glucose trong máu sẽ gắn vào hemoglobin. Lượng glucose kết hợp với protein này tỷ lệ thuận với tổng lượng đường có trong cơ thể tại thời điểm đó. Các tế bào hồng cầu trong cơ thể con người tồn tại từ 8 – 12 tuần trước khi đổi mới.
Do đó, việc đo HbA1c giúp phản ánh mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian dài (thước đo hữu ích cho việc kiểm soát đường huyết). [1]
Các chỉ số HbA1c phản ánh nồng độ máu của bệnh Đái tháo đường
2. Chỉ số đường huyết trong máu
Xét nghiệm đường huyết giúp đo lượng glucose trong máu của bạn tại thời điểm đó. Glucose là một loại đường, là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi quá nhiều hoặc quá ít glucose trong máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. [2]
Mức đường huyết cao có thể là dấu hiệu của bệnh Đái tháo đường – bệnh lý có nguy cơ gây ra bệnh tim, mù lòa, suy thận và các biến chứng khác. Dựa vào chỉ số đường huyết, người bệnh có thể chủ động kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình.
Từ đó có biện pháp kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. [2]
Chỉ số đường huyết giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh Đái tháo đường
Dưới đây là chỉ số đường huyết theo mức khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):
Trước bữa ăn
- Người trưởng thành, không mang thai: 4.4 – 7.2 mmol/L (xấp xỉ 80 – 130 mg/dL)
- Phụ nữ mang thai: ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng (hoặc ≤ 95 mg/dL)[3]
1 – 2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn
- Người trưởng thành, không mang thai: ít hơn 10 mmol/L (hoặc ít hơn 180 mg/dL)
- Phụ nữ mang thai: 1 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn ≤ 7.8 mmol/L (hoặc ≤ 140 mg/dL). Và 2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn ≤ 6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120 mg/dL) [3]
3. Chỉ số GI – chỉ số đường huyết thực phẩm
Khác với chỉ số HbA1c và chỉ số glucose huyết, GI (Glycemic) là chỉ số đường huyết của thực phẩm, phản ánh tốc độ cơ thể bạn chuyển đổi carbohydrate trong thực phẩm thành glucose. Hai loại thực phẩm có cùng lượng carbohydrate có thể có chỉ số đường huyết khác nhau.
Một số loại thực phẩm có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng rất nhanh, chẳng hạn như đường tinh luyện, bánh mì… và cũng có thực phẩm dạng carbohydrate tiêu hóa chậm như rau, ngũ cốc nguyên hạt… [4]
Khi tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có chỉ số GI cao, bạn sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu, ngay cả khi dùng insulin và thuốc điều trị Đái tháo đường. Chỉ số GI giúp phân biệt thực phẩm có carbohydrate tốt và carbohydrate xấu để bạn có thể tinh chỉnh và giữ lượng đường trong máu ổn định hơn. [4]
Con số càng nhỏ, thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Chỉ số GI được phân loại theo các cấp như sau:
- Chỉ số đường huyết thấp: ≤ 55 (Tốt)
- Chỉ số đường huyết trung bình: 56 – 69 (Trung bình)
- Chỉ số đường huyết cao: ≥ 70 (Không tốt) [4]
Chỉ số GI – chỉ số đường huyết thực phẩm
Dựa vào chỉ số này, bạn nên tránh ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết trên 70 và ưu tiên những thực phẩm có chỉ số GI dưới 55.
4. Cách kiểm soát tốt các chỉ số trong bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường)
Để kiểm soát tốt chỉ số HbA1c, chỉ số đường huyết trong máu và chỉ số GI, bạn cần tuân thủ theo những biện pháp sau:
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Đây là phương pháp giúp bạn rèn luyện sức khỏe và tiêu hao lượng đường. Do đó, bạn hãy thường xuyên thực hiện các bài tập yêu thích và phù hợp như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội…
- Kiểm soát chế độ ăn: Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI cao trên 70. Đồng thời, việc chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày cũng giúp bạn hạn chế được tình trạng tăng đường huyết.
Bên cạnh các chỉ số dùng để nhận biết Đái tháo đường, bạn cũng có thể dex dàng dự đoán thông qua một số dấu hiệu được đề cập trong video ngắn dưới đây:
Bạn có mắc Đái tháo đường? Những dấu hiệu nhận biết
Ngày Đầu Tiên đã chia sẻ đến bạn thông tin về chỉ số HbA1c, GI và chỉ số đường huyết. Đây đều là những chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị.
Nguồn tham khảo
1. Guide to HbA1c
2. Blood Glucose Test