Nhịp tim là gì?
>> Bệnh huyết áp thấp là gì?
>> Người tăng huyết áp nên giảm hấp thụ muối mỗi ngày
Tim của chúng ta liên tục co bóp, bơm máu lưu thông đi khắp cơ thể. Để dễ dàng chẩn đoán các vấn đề liên quan đến hoạt động chính yếu này, giới y học đặt ra một chỉ số gọi là nhịp tim (heart rate / pulse).
Nhịp tim được hiểu là số lần tim co bóp trong vòng một phút. Đây là thông số đặc trưng của mỗi người và sẽ biến thiên theo sự lão hóa của chúng ta. Nhịp tim được đo theo đơn vị nhịp / phút và bao hàm hai khái niệm:
- Nhịp tim nghỉ ngơi
Được xác định khi bạn đang trong trạng thái nghỉ ngơi và cơ thể không phải cử động mạnh. Một người trưởng thành sẽ có nhịp tim nghỉ ngơi trong khoảng 60 – 100 nhịp / phút.
- Nhịp tim mục tiêu:
Là một khoảng giá trị, trong đó tim của bạn hoạt động tốt nhất và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất. Cách tính nhịp tim mục tiêu rất đơn giản:
– lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn để tính được nhịp tim tối đa.
– lấy nhịp tim tối đa nhân với 0.5, bạn sẽ có giá trị dưới của nhịp tim mục tiêu.
– lấy nhịp tim tối đa nhân với 0.85, bạn sẽ có giá trị trên của nhịp tim mục tiêu.
Bảng so sánh nhịp tim mục tiêu theo độ tuổi
Tuổi
Nhịp tim mục tiêu
(nhịp / phút)
Nhịp tim tối đa
(nhịp / phút)
20
100 – 170
200
30
95 – 162
190
35
93 – 157
185
40
90 – 153
180
45
88 – 149
175
50
85 – 145
170
55
83 – 140
165
60
80 – 136
160
65
78 – 132
155
70
75 – 128
150
Cách đo nhịp tim
Thời điểm tốt nhất để bạn xác định nhịp tim nghỉ ngơi là buổi sáng, sau khi thức dậy. Bạn có thể đặt ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay hoặc một bên cổ để đếm nhịp tim trong vòng 60 giây.
Như đã trình bày ở trên, nhịp tim thông thường ở người trưởng thành là 60-100 nhịp / phút. Tuy nhiên, nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn mức này không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh tim mạch.
Ngược lại, nó cho thấy tim bạn hoạt động hiệu quả hơn mức thông thường và trên thực tế, các vận động viên chuyên nghiệp đều có nhịp tim nghỉ ngơi quanh ngưỡng 40 nhịp / phút.
Ngoài ra nhịp tim của bạn còn chịu tác động từ 4 yếu tố:
- nhiệt độ không khí: nhiệt độ tăng cao thường sẽ khiến tim bơm máu mạnh hơn và nhịp tim của bạn tăng 5-10 nhịp / phút.
- tư thế khi đo: yếu tố này chỉ ảnh hưởng đáng kể trong 15-20 giây đầu tiên. Vậy nên, bạn hãy luôn đợi một vài phút trước khi tiến hành đo nhịp tim.
- cân nặng: những người bị bệnh béo phì, thừa cân thường có nhịp tim cao hơn mức thông thường.
- sử dụng thuốc: các loại thuốc có chứa chất ức chế beta sẽ khiến nhịp tim của bạn chậm lại, trong khi thuốc chữa trị tuyến giáp lại khiến nhịp tim tăng lên.
Nhịp tim tăng quá cao dễ đến bệnh cao huyết áp, tương tự nếu nhịp tim giảm so với bình thường sẽ dẫn đến bệnh huyết áp thấp. Nên các bạn cần hoạt động thể dục thể thao, ăn uống điều độ để giữ nhịp tim ổn định.