Nhận biết các loại thuốc điều trị Tiểu Đường tuýp 2


>> Thuốc Điều Trị Đái Tháo Đường (Tiểu Đường): Những Điều Người Bệnh Cần Biết
>> 7 thắc mắc bệnh nhân Đái tháo đường Type 2 quan tâm

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là do giảm hoạt động của tuyến tụy, giảm sản xuất Insulin, tăng đề kháng Insulin. Do vậy, đa số người bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ không phải tiêm Insulin ngay từ đầu như đái tháo đường tuýp 1.

Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân bằng các thuốc; hoặc các nhóm thuốc khác nhau.

MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 ( ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 )

Thuốc hạ đường huyết có thể làm cho tuyến tụy tiết nhiều Insulin hơn, giúp gan giảm sản xuất đường. Cũng làm cho cơ sử dụng nhiều đường hơn, hoặc làm cho chậm sự phân hủy tinh bột thành đường.

Hiện nay, có các nhóm thuốc uống điều trị và một số thuốc kết hợp 2 loại khác nhau trong một viên thuốc giúp kiểm soát đường huyết bệnh nhân tốt hơn.

Phân chia thuốc trị Tiểu đường tuýp 2 như thế nào?


Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)

Kích thích tiết Insulin: Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích đảo tụy tăng tiết Insulin để điều hòa đường huyết. Gliclazide (Diamicron, …), Glimepiride (Amaryl, …), Glibenclamide (Euglucon,…). Khi sử dụng nhóm thuốc này sẽ tác động lên tuyến tụy và thúc đẩy tuyến tụy tiết Insulin.

Insulin tiết ra tác động để ngăn chặn sự giải phóng Glucose từ gan và tăng tổng hợp Glycogen. Glycogen là dạng dự trữ chính của Glucose trong cơ thể. Giúp thúc đẩy sự tiêu thụ Glucose từ cơ, chất béo được tổng hợp từ Glucose trong mô mỡ.

Thuốc ức chế enzym Alpha – glucosidase: Acarbse (glucobay), Voglibose (Basen)…

Nhóm thuốc có hiệu quả ức chế tiêu hóa Carbohydrates trong ruột non và làm chậm sự hấp thu Glucose. Vì đó ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau ăn.

Thuốc Biguanide ( thuốc BG): Metfomin (Glucophage)…

Thuốc BG là thuốc hạ đường huyết bằng cách tác động lên cơ quan và mô chủ yếu ở gan. BG giúp giảm quá trình tổng hợp Glucose của gan và tăng độ nhạy cảm của Insulin với tế bào, tăng cải thiện hấp thu Glucose trong cơ bắp và mô mỡ. Cải thiện tính kháng Insulin và có tác dụng ức chế hấp thu Glucose từ ruột.

Metfomin là thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng điều trị cho người bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Đồng thời hỗ trợ các trường hợp bị thừa cân, béo phì để duy trì hoặc làm giảm cân nặng.

Nhóm thuốc ức chế DPP-4

Sitaglitin (Januvia,…) Linagliptin (Trazenta,..), Saxagliptin Hydrate (Onglyza)…Thúc đẩy sự tiết Insulin chỉ khi đường huyết cao. Nhóm thuốc ức chế DPP-4 hoạt động để phát huy hiệu quả, ngăn ngừa Incretin bị phân giải trong cơ thể.

Thuốc chỉ thúc đẩy tiết Insulin khi đường trong máu cao. Nếu chỉ dùng thuốc này không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng hạ đường huyết.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2: Dapaglifozin (forxiga,..), Empaglifozin (Jardiance)…

Thuốc có tác dụng tăng cường thải đường qua nước tiểu. Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc ức chế tái hấp thu Glucose. Nhóm thuốc giúp bài tiết lượng đường dư thừa vào nước tiểu và làm giảm lượng đường trong máu.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (BỆNH TIỂU ĐƯỜNG)

Ngày càng nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị tăng đường huyết quá cao do bỏ thuốc điều trị. Bệnh nhân có tâm lý chủ quan nghĩ rằng đường huyết về chỉ số bình thường, nghĩa là đã khỏi bệnh và không cần uống thuốc nữa.

Đa phần, họ đều nghĩ như vậy và ra quyết định là tự ý ngưng uống thuốc. Một số trường hợp bỏ uống thuốc vì gặp các tác dụng phụ như mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa,… Đây là hành động hết sức sai lầm ở bệnh nhân.

Lắng nghe chỉ định của bác sĩ là điều tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Dù người bệnh đã kiểm soát được mức đường huyết nhưng việc tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc là rất nguy hiểm. Đường huyết không được kiểm soát có thể tăng vọt lên bất cứ lúc nào. Nguy cơ cao dẫn đến hôn mê, tăng nguy cơ các biến chứng.

Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng hiện tại. Bác sĩ có thể giảm liều lượng thuốc thường dùng, thay đổi thuốc hoặc có những điều chỉnh khác trong chữa trị.

UỐNG THUỐC ĐÚNG GIỜ, ĐÚNG LIỀU LƯỢNG – MANG LẠI HIỆU QUẢ TỐT NHẤT CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh nhân nên lưu ý “uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng” để mang lại hiệu quả điều trị. Nếu uống thuốc không theo giờ cố định có thể gây tăng, hạ đường huyết bất thường, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Các loại thuốc được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút với loại có tác dụng nhanh, tác dụng chậm nên là 60 phút.

Ghi nhớ những điều tốt nhất cho ai là bệnh nhân của Đái tháo đường
Uống quá xa bữa ăn có thể dẫn đến tụt đường huyết. Vì vậy, đối với mỗi loại thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn và nghe theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nhóm Sulfonylureas: Uống thuốc trước khi ăn 15 – 30 phút. Trong đó loại Diamicron MR chỉ uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng.
  • Nhóm Metformin: phải uống sau khi ăn để tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa.
  • Nhóm Acarbose: Uống thuốc vào đầu mỗi bữa ăn.
  • Nhóm ức chế DPP-4: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
  • Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển Glucose – Natri ở thận (Dapagliflozin: Forxiga, Empagliflozin: Jardiance): Uống vào buổi sáng trước khi ăn.


Cần kiểm tra đường huyết trong máu trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này có dấu hiệu giảm xuống quá thấp.

Những biểu hiện hạ đường huyết như:

  • Cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, da lạnh ẩm, vã mồ hôi, run tay chân,… Chỉ số đường huyết đo lúc này sẽ dưới 2,5 mmol/l.
  • Khi xuất hiện dấu hiệu của hạ đường huyết, uống 250ml sữa hoặc ăn ngay một chiếc bánh quy. Và nếu trở nặng hơn như bị hôn mê nên đưa đi cấp cứu ngay.


Thuốc đái tháo đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Để các loại thuốc này đạt được kết quả tốt nhất khi sử dụng phối hợp về chế độ ăn uống và luyện tập thể dục.

Bệnh nhân không được tự động điều chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường (tiểu đường). Nếu không có hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, không được tự ý bỏ thuốc. Bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị đái tháo đường (bệnh tiểu đường) có thể sử dụng một loại thuốc điều trị hay phối hợp nhiều loại thuốc với nhau. Có thể tiêm Insulin hoặc phối hợp giữa thuốc uống với Insulin. Bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ nào là phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân cụ thể.

Tóm lại, tuân thủ điều trị theo phác đồ, tìm cho mình một thời gian biểu uống thuốc đơn giản. Dễ nhớ, dễ làm là góp phần quan trọng vào thành công kiểm soát đường huyết hiệu quả của người bệnh.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn